Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Mạng ảo Tình thật – Cú Đỉn (Berlin)

09.07.2012 22:30
(NguoiViet.de) Người Việt Nam ta dù ra đi từ vùng miền nào, đã sống dưới chế độ nào và đang ở đâu, đều dễ thống nhất với nhau ở một điểm: cùng đoàn kết chống chính sách bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc. Nhân kỷ niệm một năm ngày diễn ra cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Berlin (9/7/2011), NguoiViet.de xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của tác giả Cú Đỉn về những kỷ niệm trong ngày đi biểu tình, về tình cảm thật của những người bạn “ảo” có cùng tình yêu biển đảo, quê hương với những bất ngờ thú vị và cảm động…
Xem hình
Trang chủ và bài cuối cùng của Blog “Mô Tê Răng Rứa”. Ảnh chụp màn hình do NguoiViet.de thực hiện ngày 9/7/2012
MẠNG ẢO TÌNH THẬT
(Kính viếng hương hồn Bloger Mô Tê Răng Rứa)
Vào một ngày đầu Tháng Bảy này, tôi nhận được điện thoại của Tổng biên tập Báo NguoiViet.de, tờ báo mạng lớn nhất của cộng đồng người Việt ở Đức: „Có phải Cú Đỉn đấy không? Tôi là Cường, Báo NguoiViet.de đây, có rỗi thì ra quán cà phê chỗ này… nhanh lên“.
Đang bận, nhưng tôi vứt hết mọi thứ, khăn gói phóng xe đi luôn (gớm chả mấy khi được chúa biết mặt, vua biết tên).
Ra đến nơi đã thấy Lương Đình Cường toe toét cười, đi cùng một phụ nữ tuổi cũng phảng phất cái sương, cái khói rồi. Anh nói nhanh: „Đây là Bùi Nguyệt, một cây bút nữ tích cực của báo. Bây giờ bọn mình đến gặp Chu Văn Keng ngay, nhờ anh dẫn đường“.
Tôi à một tiếng, đi luôn. Lát sau bọn tôi đã gặp vợ chồng Chu Văn Keng trong cái nơi mà họ làm ăn. Đó là một cái cửa hàng nhỏ ở một siêu thị lớn của Berlin. Thật không ngờ, chỉ với một diện tích nho nhỏ thế này họ đã tạo dựng được một không gian khá đẹp mắt, trang nhã bởi đủ loại màu sắc của đủ loại hoa lá. À ra vậy, họ là hành nghề bán hoa, đơn giản thế thôi. Tôi dạo quanh một lượt, thầm nghĩ, quái chả nhẽ với cái không gian bé nhỏ này mà Chu Văn Keng lại có thể cho ra đời một loạt bài thơ lúc thì yêu thương da diết dành cho vợ, lúc thì mạnh mẽ gay gắt đến chao đảo, phá cả niêm luật để tố cáo bè lũ quan tham như những con quạ đang rỉa rói đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta này.
Quây quần xung quanh cái bàn nhỏ, chúng tôi nâng cốc chúc vợ chồng Chu Văn Keng sắp về nghỉ hè ở Việt Nam nhiều may mắn. Thế rồi TBT báo nói luôn, không kịp nắn nót: „Sắp kỉ niệm một năm cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Berlin rồi đó, hay đồng chí (anh dùng cái từ „đồng chí“ này cho vui) Cú Đỉn làm một bài để mọi người khỏi quên. Ở Việt Nam ta tháng này mùa biểu tình lại bắt đầu rồi. Nghe nói dân mình sẽ biểu tình hoan nghênh Quốc hội vừa ra Luật Biển và phản đối Trung Quốc mời thầu trái phép trong thềm lục địa Việt Nam“. Anh còn lưu ý: „Cú Đỉn cố viết sao cho hiệu ứng lan tỏa bay xa đến tận người trong nước“.
Được lời như cởi tấm lòng, không khách sáo, tôi nhận lời luôn, mặc dù mình không quen mấy chuyện viết về chính chị, chính em này, cho dù yêu nước thì có đấy, nhiệt huyết thì đầy ắp… Tôi lim dim suy nghĩ… bố cục… một… hai… bỗng cái câu „đến tận người trong nước“ của TBT làm tôi chợt tỉnh…???
%name
Bình thường tôi hay vào Blog của một người lấy tên là Mô Tê Răng Rứa để đong đưa, trao đổi về tình hình trong và ngoài nước. Blog được trình bày khá đẹp, tranh ảnh, màu sắc rất hấp dẫn. Thí dụ anh ta đưa cái clip Tổng thống Bush nhìn một cô gái đang tắm dưới hồ. Cô ta ném những viên sỏi về phía tổng thống với lời chú thích: „Này thì phở ngó…“. Còn ông Bush cứ mỗi lần cô ta ném là ông nghiêng đầu tránh, rất sinh động. Anh là Nguyễn Ngọc Đức, phóng viên báo Nghệ An. Ngoài ra anh còn cộng tác với rất nhiều báo, đài truyền hình từ trung ương tới địa phương, viết truyện, làm thơ, viết kịch bản phim („Không còn gì để nói“ đoạt giải vàng trong liên hoan phim 2002 và „Gió đại ngàn“, cả hai phim đã được phát trên VTV).
Đong đưa, nói chuyện lâu ngày rồi thành thân, tôi có thêm rất nhiều người bạn „ảo“ khác mà sau này về Việt Nam tôi mới rõ chính danh của họ. Rất nhiều người trong họ đều là những „nhà“ này, „nhà“ nọ cả. Hóa ra các vị ấy, ngày thì comple cổ cồn đến công sở, tối về nhà là lao vào máy hi hí ha há… rất vui. Vẫn là cái chính sách ấy, ban ngày nó được đồng thuận 100%, nhưng đến tối họ viết: „Ít nhất là trừ tớ ra“… he he he…
Kể cũng lạ, là nhà báo chính thống, có số có má hẳn hoi mà anh viết rất nhiều, rất nhanh trên Blog với một ngôn ngữ rất quyết liệt, phân tích sắc sảo mà không báo lề phải nào dám viết, về mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam, không bỏ qua bất kì một „góc, mảng“ nào. Từ những chuyện „nhỏ như con muỗi“, như ở Tây Nguyên các em nhỏ một trường tiểu học phải đu dây qua suối đến trường trong mưa, trong gió mà có một vị quan lớn còn nghênh ngang tuyên bố, đó là sáng kiến hết sực độc đáo và sáng tạo của dân. Ngay lập tức anh đưa lên cho đồng bào „xỉ vả“. Chuyện to tát quốc gia đại sự thì nhiều lắm, nào chuyện Tiên Lãng, sau này là Văn Giang, anh đưa tin cấp tập, nặng trĩu cả Blog cứ như là nếu không đưa ngay, cái tin ấy sẽ… bay mất (mà đúng có nhiều tin sáng có báo đưa lên, chiều vội vàng gỡ bỏ). Rồi chuyện quan to đầu tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô dính vô vụ mua trinh học sinh của hiệu trưởng Sầm Đức Xương. Các cháu chưa đến tuổi thành niên thì vô tù, còn chủ tịch Tô thì chỉ về vườn vì sinh hoạt thiếu lành mạnh… chứ Tòa án kết luận „Không đủ chứng cứ cấu thành tội phạm“. Rồi nhiều vụ việc quan lớn hư thân mất nết, ăn chơi xa xỉ, đục khoét công quỹ… anh cũng có ngay, như một viên đạn bắn thẳng, không né tránh trên Blog của mình. Mỗi ngày một tí, mối quan hệ giữa chủ Blog và các còm sĩ (viết comment) cứ tăng dần tỉ lệ thuận với thời gian.
Tháng này năm ngoái, trong nước, ngoài nước sục sôi chuyện Trung Quốc xâm lấn, tranh cướp Hoàng Sa, Trường Sa. Anh đưa tin có thể nói là theo giờ trên Blog, kèm theo cả ảnh, nhiều không kể xiết. Rồi người Việt ở Đức cũng hẹn nhau xuống đường theo lời kêu gọi của Báo NguoiViet.de. Tôi đùa anh bằng cái comment:
- Này Mô (anh hay xưng như thế), sắp tới người Việt Nam ở Đức biểu tình chống Trung Quốc đây, Mô có muốn tham gia không?
- Có chứ, thế thì còn gì bằng – Anh trả lời quấy quá.
- Được rồi, Mô sẽ có mặt – Tôi trả lời bạn.
Hôm biểu tình ở Berlin, tôi rủ thêm vài người bạn và làm một cái băng rôn đề „Mô Tê Răng Rứa“ nhưng nghĩ lại „sợ” sẽ gây phiền hà cho anh, tin tặc sẽ đến chăm sóc Blog của anh, nên cắt bỏ 3 chữ Tê Răng Rứa, còn lại chữ Mô. Ra quảng trường, trong sắc màu đỏ rừng rực, trong ánh nắng hè chứa chan…, trong điệu nhạc, tiếng hát „Dậy mà đi“ hùng tráng, chúng tôi giơ tấm bảng có chữ „MÔ“ trước ngực. Rất nhiều bạn bè hỏi: Mô là gì? Tôi quấy quá: Là… như thế nào? Là… chúng ta nên thế nào bây giờ…
Tham gia biểu tình tại Berlin ngày 9/7/2011, từ trái sang: Chu Văn Keng, Lê Quang, Cú Đỉn cùng “MÔ” và Quốc Sĩ.
Cuộc biểu tình hôm đó thành công quá mức, hơn một nghìn người con đất Việt đổ về Berlin. Và cái độc nhất vô nhị mà có lẽ chưa nơi nào làm được là, cho dù người Việt đến từ hai phía, những người ra đi từ phía Việt Nam Cộng hòa và những người đi theo diện chính sách nhà nước XHCN Việt Nam. Cho dù đến lúc này chúng tôi vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, nhưng chúng tôi đã biết tạm nắm tay nhau hát vang, hét vang khẩu hiệu chống Trung Quốc tham lam chiếm đoạt biển, đảo của Việt Nam. Cuộc biểu tình diễn ra tốt hơn mong đợi, không hề xảy ra một việc đáng tiếc nào giữa hai bên Quốc Cộng. Chỉ có một loại cờ duy nhất đại diện cho tổ quốc Việt Nam: Cờ đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh bay trong rực rỡ nắng hè.
Bạn tôi, Lê Quang, người mà bạn đọc NguoiViet.de ít nhiều quen biết qua mục Cảm nhận với những bài thơ lục bát đả phá châm biếm về thói tham nhũng, sa đọa của quan chức, gửi ngay ảnh cuộc biểu tình ở Đức về Việt Nam. Tôi nhận được hồi âm: „Thật vô cùng xúc động khi nhận được ảnh cuộc biểu tình của anh Cú Đỉn và bạn bè với cái bảng to có chữ Mô. Thế là em cũng được vinh dự tham gia biểu tình tại Đức cùng các anh rồi. Tưởng anh đùa tí cho vui không ai ngờ anh làm thật. Cám ơn anh nhiều lắm… Em sẽ ghi nhớ suốt đời“ (Ai ngờ chữ suốt đời ấy báo trước một điều, tôi sẽ kể tiếp sau đây).
Những hình ảnh cuộc biểu tình của người Việt Nam tại Đức được hiện lên sừng sững trên Blog Mô Tê Răng Rứa của anh (đứng thứ 3 trong 10 Blogs được nhiều người xem nhất của Việt Nam ). Bạn bè, còm sĩ nhao nhao cả lên. Họ bàn tán và âm thầm hành động. Đúng một tuần sau cuộc biểu tình tại Đức, một cuộc biểu tình trước Sứ quán Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội. Như thường lệ, Mô Tê Răng Rứa lại có bài tường thuật. Lần này vừa vào xem tôi tá hỏa tam tinh… (không phải sợ mà là vô cùng ngạc nhiên), thấy một còm sĩ nào đó giơ một bức chân dung vẽ hình… thằng tôi, đề dòng chữ „Giai Cú“ (tên mọi người hay gọi tôi) trên một cái nền đầy người đi biểu tình…ha ha ha ha. Hôm đó bạn bè nhao nhao: Giai Cú sướng nhé… tha hồ… cứ gọi là lổi như cồn (nổi).
„Giai Cú“ (tên mọi người trên mạng hay gọi Cú Đỉn) tham gia biểu tình tại Hà Nội
Những ngày ấy anh Đức vẫn ở trong Thành phố Vinh. Việc vẽ và mang tấm hình “Giai Cú” đi biểu tình là do các còm sĩ ở Hà Nội bàn nhau làm. Cho đến nay tôi vẫn chưa biết ai (có Nickname là “vui đùa”) đã vẽ cái hình “Giai Cú” ở bức ảnh trên khá giống cái thằng… tôi:
Cú Đỉn đi biểu tình ở Berlin ngày 9/7/2011. Ảnh:
Cú Đỉn đi biểu tình ở Berlin ngày 9/7/2011. Ảnh: “Một bạn đọc” của NguoiViet.de
Thế rồi cho đến một ngày, mật độ anh đưa bài càng ngày càng dầy đặc, ngôn ngữ càng vội vã, hối hả cứ như sợ không kịp làm một điều gì nữa. Đùng một cái khoảng chục ngày không thấy anh lên bài, chúng tôi sốt ruột quá…, bán tín bán nghi.. hay là Mô Tê lại bị thế lực nào nhắc nhở chăm sóc, hay tin tặc „khóa“ được Blog rồi???
Hóa ra không phải vậy, con chim sắp chết thì kêu tiếng thảm thiết, con người sắp ra đi thì hối hả nói hết lời ngay. Anh viết, anh đọc, anh đưa bài cứ như sợ sẽ không còn dịp nào nữa. Đúng vậy, anh thông báo: anh ốm và phải vào viện K (ung thư) nên thời gian qua vắng bóng, không lên bài, phụ lòng mong mỏi của bạn bè, nay lại tiếp tục nhưng sức rất yếu chỉ trả lời chung mọi người. Tất cả chúng tôi đều lo lắng cho anh. Tôi đọc được một cái comment này, của chị có tên là Nguyễn Thị Tư (Hải phòng): „Mô ơi, chị cũng như em đây. Viện đã trả về chờ ngày về với tổ tiên đây. Số mệnh chị đã hết, còn em phải cố lên, đừng ngã lòng, em còn trẻ, em phải sống“. Chúng tôi đọc, ai cũng trào nước mắt vì một sự chia sẻ của những người bạn chưa một lần gặp nhau, bắt tay nhau, nhìn nhau bằng xương, bằng thịt… Rõ ràng là mạng thì ảo nhưng tình thì thật.
Bạn bè còm sĩ khắp mọi miền đất nước từ Bắc đến Nam hễ ai có dịp là ghé thăm anh. Tôi cũng vậy, về nước là đến anh ngay, nắm tay anh mà trong lòng quặn thắt. Tôi vờ tỉnh queo hỏi anh bằng giọng của những người đàn ông với nhau: „Thế nào, mọi sự chuẩn bị đến đâu rồi?“. Anh đáp: „Em chuẩn bị xong rồi, nhà cửa ổn, con cái cũng tạm, chỉ thương thằng út còn nhỏ. Cái kịch bản phim em cũng kịp đọc cho cháu lớn chép xong rồi, đã gửi đi… chả biết việc sử dụng thế nào?“.
Từ trái sang: Cu Mô (Nickname của anh Nguyễn Ngọc Đức), Đồ Trọc, Cú Đỉn và mụ Tê (Nickname của vợ anh Đức) trong lần Cú Đỉn đến thăm anh Đức đầu năm 2012.
Tạm biệt lần cuối (tôi chắc chắn anh không qua khỏi được hè này), tôi nắm tay anh mà rưng rưng nước mắt, không khóc được. Anh nhìn và chào tôi lần cuối. Hôm đó thành Vinh rét căm căm, mưa như rây bột. Tôi cúi đầu lầm lũi đi, vừa đi vừa nghĩ tới câu dân ca xứ Nghệ:
Ơ… ơ… ai biết nước sông Lam răng là trong là đục
Thì biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh
Thuyền em (anh) lên thác xuống ghềnh
Nước non là nghĩa, là tình… ai… ơi!
Ngày 13/4/2012 có 2 người bạn “ảo” là Zoe và Hth từ Hà Nội về thăm anh Đức. Từ phải sang: Cu Mô (anh Đức), Hth, Zoe và mụ Tê (vợ anh Đức) trong bữa cơm thân mật. Đây cũng là lần thứ ba Hth về thăm cu Mô, lần đầu về cùng anh Cú Đỉn, lần hai về cùng chị Zoe và Quân khu Hà Nội và lần này nữa… (Nguồn: Blog Mô Tê Răng Rứa).
Tính đến hôm nay, anh đã ra đi được hơn tháng. Thương bạn lắm nhưng không biết bày tỏ thế nào, cứ định viết đôi điều về anh mà không tài nào viết nổi. Tôi vẫn cập nhật tin tức về anh cho đến lúc anh mất. Đài truyền hình Việt Nam có cử một tổ vào Vinh gặp gia đình và anh trước lúc anh mất ít ngày. Một nghĩa cử cao đẹp: họ tạm ứng cho gia đình vài chục triệu tiền bản quyền kịch bản. Thôi thế là vẹn cả đôi đường.
Tôi bật máy để mọi người cùng vào Blog Mô Tê Răng Rứa, TBT Lương Đình Cường cũng không nén được xúc động, thở dài, khen có nhiều bài hay. Chỉ cần đọc qua những tiêu đề bài viết thôi cũng đủ kính phục cái ý chí một Con Người, cái tâm huyết của họ đối với đất nước này, không tin bạn hãy thử vào đây đọc một lần.
Berlin, 07.2012
Cú Đỉn

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Chuyện Ngọc Đức lên đường nhập ngũ .


Ngọc Đức học xong cấp 3 rồi thi vào trường văn thư lưu trữ năm 1979 , vì điều kiện chiến tranh đi sơ tán nhiều nơi nên Đức học muộn mất 2 năm , từ bé Đức đã thích tìm hiểu nghiên cứu nên mới thi vào trường này .
Trong thời gian chờ kết quả thi ,hằng ngày Đức mải miết ngồi đọc sách ( đọc cả trong khi ăn ).Đang là thời bao cấp , lương thực nhà nước bán cho dân có tháng chỉ toàn mì hạt , đang tuổi lớn nên Đức chén tì tì mỗi bữa 4-5 bát mì hạt với vừng , cứ thế vừa ăn vừa đọc .Tuy ăn uống khan khổ nhưng Đức cao to, ai cũng khen đẹp trai, trắng trẻo bảnh bao lại sớm có vẻ hào hoa phong nhã .

Ngọc Đức khi còn tại ngũ .
Hồi học cấp 1 và 2 Đức thường thích phiêu lưu mạo hiểm  (  tui sẽ kể lại trong những entry khác ), Những sở thích hồi trẻ con cộng với ham mê đọc và tìm hiểu qua sách báo hình thành tố chất để trở thành  nhà báo , nhà biên kịch Nguyễn ngọc Đức sau này.

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Ấn tượng về sự nghiệp biên kịch của Nguyễn Ngọc Đức (moterangrua)


Một cảnh trong phim Khi đàn chim trở về .
Ngày 25-2-2004, Đài Truyền hình VN, Tạp chí truyền hình đã tổ chức lễ trao giải thưởng cuộc thi Bình chọn chương trình truyền hình hay nhất với chủ đề “Phim truyền hình VN hay nhất (phát trên VTV từ 1-8-2003 đến 15-1-2004). Cuộc thi đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khán giả ở khắp các vùng, miền trong cả nước, gần 20.000 khán giả gửi phiếu bình chọn về Tạp chí Truyền hình, gấp 4 lần so với cuộc thi đầu tiên năm 2002 với chủ đề “Tin tức, phóng sự, chương trình chính luận hay nhất“.
Hai bộ phim Khi đàn chim trở về - 12 tập của đạo diễn Đỗ Chí Hướng, Nguyễn Danh Dũng, biên kịch Nguyễn Ngọc Đức (3374 phiếu bình chọn, chiếm 17%) và Phía sau một cái chết - 10 tập của đạo diễn Trọng Trinh, biên kịch Đặng Phạm Trần (3118 phiếu bình chọn, chiếm 15,7%) được trao thưởng phim truyền hình VN hay nhất.
Các phim  khác cũng được khán giả bình chọn là:Phía trước là bầu trời, Đất và Người, Những người sống quanh tôi…. Theo VNTTX – Nguồn : http://vietbao.vn/Van-hoa/Trao-thuong-cuoc-thi-binh-chon-phim-truyen-hinh-VN-hay-nhat/40021613/183/

Anh Ngọc Đức như tôi biết


Tôi tốt nghiệp Đại học năm 1982, bỏ bẵng sách vở, mưu sinh đủ nghề tới 6 năm trời, năm 1998 mới chập chững nghề báo với nhiệm vụ mo-rát ở báo Nghệ An. Với tôi, ngôi nhà 27 Quang Trung, TP.Vinh – Toà soạn báo dạo đó là “Thánh đường” tôn nghiêm, trang trọng lắm, tôi khép nép, kính cẩn với mọi người từ ông Tổng biên tập đến anh bảo vệ.
Phóng viên thời kì đó ít khi đến toà soạn. Một bữa tôi nghe mấy đồng nghiệp “lính buổi mai” thì thào chỉ trỏ:”Ngọc Đức, anh Đức đó”. Vội ngẩng lên thấy một người cao lớn, ăn mặc chải chuốt chỉn chu, vai khoác một chiếc túi vải khá điệu đà… Anh chọc người này một câu, hỏi han người kia một câu rồi đi, không thèm chú ý đến tên lính mới lạ hoắc là tôi. Cứ nghĩ anh kiêu tôi nhạt cái háo hức được gần anh từ đó…
Nhưng tôi đã hối hận vì nghĩ sai về anh, khi công việc mo-rát suốt

Đến với tình nghề



(Baonghean)
 Thời điểm này dường như ý nghĩa hơn đối với những người làm báo dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6. Tự hào với những thành tựu hôm nay của Báo Nghệ An, thế hệ phóng viên trẻ của Báo càng nhận thức về trách nhiệm cầm bút. Niềm vui của họ vẫn là hiệu ứng xã hội tích cực sau mỗi bài báo, là những kỷ niệm về tình đồng nghiệp, tình nghề khó quên…
 Nhìn vào danh sách tác phẩm đoạt giải Báo chí Nghệ An năm 2011, có thể thấy đượcnỗ lực của những cây viết trẻ Báo Nghệ An, như “Xung quanh chuyện tìm mộ liệt sỹ bằng ngoại cảm” (giải Nhì) của Mỹ Hà, Thanh Lê và Thành Duy; “Đồng bào giáo dân sống phúc âm trong lòng dân tộc” (giải Ba) của Khánh Ly; “Trốn nợ bảo hiểm trong các doanh nghiệp” (giải Ba) của Minh Quân; “Thủ thuật của những lái trâu và đồ tể” (giải Ba) của Văn Trường- Phạm Bằng… Đặc biệt, tác phẩm “Theo chân đoàn quy tập hài cốt liệt sỹ” của Thành Chung đạt giải C, giải Báo chí quốc gia 2011!
     

Phóng viên Báo Nghệ An đến với vùng sâu Thạch Ngàn (Con Cuông). Ảnh: SM

Chúc em nhân ngày nhà báo Việt Nam .


Em đi đã 2 tuàn rồi ,2 tuần mà dài tựa như thế kỷ , cuộc chia ly lần này không hẹn ngày trở lại nên nỗi nhớ nhung tràn ngập cả đất trời . Trong nỗi tiếc nhớ bao trùm da diết ấy , nhiều lúc chị vẫn thảng thốt chưa tin là sự thực , có lẽ thế giới này đang chìm đắm trong chiêm bao ! nhưng rồi vẫn phải hồi tâm tĩnh trí để chấp nhận sự thực chua xót ! Mất em thật rồi !
NGuyễn NGọc Đức và đồng nghiệp 

Cho đến hôm nay bạn bè và đồng nghiệp khắp nơi vẫn đến viếng em , có những người bạn thủy chung đến viếng mấy lần . Em mất đi mới thấy bạn bè yêu mến em đến thế nào . Hôm truy điệu các ban nghành trong tỉnh , thành phố và cả đài THVN đến viếng chia buồn mới thấy sự mất mất của gia đình lớn như thế nào !Em bị bệnh đã 4 năm rồi , nhưng sao sự ra đi của em vẫn đau xót bàng hoàng như thế em ơi !
Mai là ngày nhà báo Việt Nam , chị và các cháu mang hoa đến đặt cạnh bàn thờ của em , thắp hương cho em ! Chị nhìn nét mặt em trong ảnh ánh lên niềm vui , em vẫn thích đón nhận sự quan tâm như thế , như em vẫn quan tâm tế nhị đến mọi người .
Nhân ngày nhà báo VN , ngày tôn vinh những con người cao quý dám dùng ngòi bút dũng cảm của mình để đấu tranh cho lẽ phải , chị chúc em vui và thanh thản vì những gì em đã làm được khiến em có thể ngẩng cao đầu

KHÚC RU!


Đất nâu đón mất anh rồi

Để cho em những bồi hồi nhớ thương

Âm dương cách trở đôi đường

Người đi kẻ ở vấn vương ưu sầu

Bây giờ anh đã thôi đau

Đang yên giấc với mộng đào thiên thu

Có hay ở chốn xa mù

Em đang mê mải khúc ru của lòng

Bao giờ trần thế hết giông

Thì em thôi những bão lòng ngày qua.

Hà Nội, 10/6/2012

Làng báo Nghệ An mất đi một đồng nghiệp !


Chiều 6/6/2012 nhiều đồng nghiệp ở Nghệ An gọi điện báo cho tôi tin buồn : Ngọc Đức đã qua đời . Người báo tin cũng như người nhận tin bùi ngùi xúc động bởi đồng nghiệp vĩnh viễn ra đi khi tuổi đời mới ngoài 50 . Bị bệnh hiểm nghèo đã nhiều năm , Ngọc Đức không còn đủ sức chống lại số mệnh . Biết vậy nhưng khi nghe tin Ngọc Đức ra đi , tôi và nhiều đồng nghiệp ở làng báo Nghệ An sửng sốt đón nhận tin này với tấm lòng trĩu nặng thương xót .
Ngọc Đức biết làm báo trước khi đến với bào Nghệ An . Từ thời Nghệ Tĩnh , Ngọc Đức đã là cộng tác viên có uy tín của tờ báo này ( đồng thời là cộng tác viên có tên tuổi của báo Tiền Phong ) . Sau đó Ngọc Đức gia nhập đội quân chính quy của báo Nghệ An . Báo chí là sân chơi chính trị , người ta đến với sân chơi này bằng nhiều đường khác nhau . Ngọc Đức đến với báo chí và trở thành nhà báo chuyên nghiệp bằng con đường mang dấu ấn được nhiều người mến mộ . Nhà báo Ngọc Đức là người sống có cá tính , làm báo có phong cách , trong con người Ngọc Đức sẵn có yếu tố cơ bản của nghề làm báo say sưa , có năng khiếu . Hội đủ hai yếu tố ấy nên cách đây nhiều năm Ngọc Đức đã thành danh trong làng báo Nghệ An . Làm báo cũng như làm khoa học , danh tiếng không lệ thuộc vào tuổi đời , sản phẩm báo chí cũng như công trình khoa học chính là thước đo giá trị đích thực của chủ thể . Với quan điểm như vậy , cho dù mới hơn 50 tuổi , Ngọc Đức là nhà báo có bề dày và có sức nặng vượt qua tuổi đời.
Tôi hơn Ngọc Đức gần một giáp . Đã có thời gian tôi và Ngọc

Xin vĩnh biệt bạn !


Mới hôm qua M khóc vì mừng . Thế mà hôm nay… Thương Mô quá Mô ơi! Vì điều kiện không về viếng bạn và tiễn bạn về nơi an nghỉ cuối cùng được. Thứ lỗi cho M Mô nhé! Xin vĩnh biệt bạn. Cầu mong cho linh hồn bạn được siêu thoát. Tập thể 10G vẫn luôn nhớ đến bạn.
HOÀNG MINH  lớp 10 G