Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

"Món quà xuân" - kịch bản phim thành công đầu tay của nhà báo - nhà biên kịch Nguyễn Ngọc Đức đã ra đời như thế .


Năm 2000 , sau khi rời căn nhà của khu tập thể Tỉnh Đoàn Nghê An , gia đình Ngọc Đức mua nhà ở khối Tân Nam , phường Hưng Dũng - Thành phố Vinh . Ngôi nhà cấp 4 khá cao ráo sạch sẽ , vườn rộng
(300 mét vuông) , có nhiều cây ăn quả như khế ngọt , xoài , bưởi , mãng cầu...Sau khi mua , vì cả hai vợ chồng đều có tính cầu toàn nên đã sửa sang lại tươm tất hơn , từ cổng , phòng khách , bếp cho đến công trình phụ.

Thế nhưng do nhà lợp ngói đóng trần bằng cót nứa nên mùa mưa bị giột tứ tung . Ý nguyện về một ngôi nhà ấm cúng cho các con chưa toại nguyện , cả hai vợ chồng lại lao vào làm kinh Tế để kiếm thêm tiền ấp ủ một ngôi nhà hiện đại trong tương lai .
Hàng sau t phi sang : đứng th 2 là đạo din Trng Trinh, Ngc Đức đứng th 3 . Thanh Tho din viên chính mc áo vàng bế cháu Thy Trang( con Chi con th 2 ca Ngc Đức).Cháu Ngc Anh mc áo lên đỏ ngn tay ( con Răng, con đầu ca Ngc Đức )Cùng đoàn làm phim "Món quà xuân"

Hồi đó Hà( Vợ Ngọc Đức) làm ở nhà máy dệt kim Hoàng thị Loan , ngoài đồng lương ít ỏi Hà còn chịu khó kiếm tiền bằng nhiều cách theo khả năng tháo vát của mình . Còn Ngọc Đức vẫn với tâm niệm sống bằng đồng tiền sạch( tức là nghề Viết) nên ngày đêm cặm cụi miệt mài bên chiếc máy chữ .
Ngoài việc viết báo , Ngọc Đức tìm tòi nghiên cứu viết kịch bản phim . Kịch bản đầu tay của Ngọc Đức ( tui không nhớ tên tác phẩm nữa) kể về  mối tình của đôi trai gái trên hoang đảo . Tình tiết ly kỳ và lãng mạn , lời thoại rất sang . Tui là chị nhưng hay quan tâm đến vấn đề viết lách của em nên thường được Ngọc Đức cho xem trước .
Đạo diễn Khải Hưng ( ảnh từ intenet)

Hoàn thành kịch bản , Ngọc Đức tìm cách liên lạc với đạo diễn Khải Hưng , lúc đó là giám đốc hãng phim truyền hình Việt Nam . Sau khi xem kịch bản , đạo diễn khen Ngọc Đức viết tốt , nhưng với thể loại kịch bản như vậy chưa thích hợp với phương hướng của truyền hình Việt nam , ông khuyên Ngọc Đức nên viết về mảng lao động sản xuất , nhất là về mặt phát triển ngành nghề truyền thống (đó là lý do sau này Ngọc Đức viết mấy tập phim CỦA NỔI, CỦA CHÌM) đã công chiếu trên truyền hình Việt Nam năm 2002).
Sau khi thấy kịch bản đầu tay của Ngọc Đức viết tốt nhưng chưa thích hợp , đạo diễn khải Hưng yêu cầu Ngọc Đức viết một tập phim tết , với yêu cầu hài hước nhưng phải có ý nghĩa sâu sắc . Thời hạn giao kịch bản 20 ngày , vì lúc đó chỉ còn cách tết 2 tháng .
Đạo diễn Trọng Trinh ( ảnh từ intenet)

Được tin tưởng Ngọc Đức rất phấn khởi , nhưng không phải dễ dàng , bởi cùng lúc đạo diễn Khải Hưng cho mấy cây viết cùng viết kịch bản này để lựa chọn . Hiểu rằng đây cũng là dịp đạo diễn khải Hưng thử thách nên ngày đêm Ngọc Đức miệt mài nghiên cứu để xây dựng tình tiết câu chuyện ,xây dựng tuyến nhân vật, viết kịch bản phân cảnh gửi gấp ra cho đạo diễn Khải Hưng duyệt .
Rất vui mừng là sau khi xem xong đạo diễn Khải Hưng khen viết tốt , tình tiết hấp dẫn , hợn lý và bảo hoàn thành gấp . Và Ngọc Đức đã hoàn thành kịch bản phim "MÓN QUÀ XUÂN" trong vòng 20 ngày đúng như yêu cầu của đạo diễn .
Sau khi hoàn thành , kịch bản được giao cho đạo diễn Trọng Trinh thực hiện . Đạo diễn Trọng Trinh quê ở Nghệ an ( Nam Đàn) , có lẽ vì thế mà hai anh em dễ hiểu nhau , làm việc ăn ý .Trọng Trinh là người hiền lành mộc mạc , sống rất chan hòa mặc dù anh là đạo diễn nhưng vừa là diễn viên rất nổi tiếng . Những cảnh quay trong phim chủ yếu là ở thành phố Vinh , trong đó có mấy cảnh quay ở ngay xóm Tân Nam nơi Ngọc Đức đang ở . Tui hồi đó xuống giúp Hà nấu cơm cho đoàn , vì thiếu vai quần chúng nên tui cũng được tham gia vai trò "diễn viên quần chúng", chỉ là để cành đào trước giỏ xe đạp , xuất hiện trước ống kích khoảng vài giây .
"MÓN QUÀ XUÂN" chiếu vào tết năm 2011 , năm ấy gia đình Ngọc Đức - Châu Hà ăn tết rất vui vẻ , vừa có thêm nguồn thu , vừa phấn khởi vì hướng đi mới đã thuận lợi . Ngọc Đức rất biết ơn đạo diễn Khải Hưng , một người anh , người thầy tài ba nhưng bình dị , rất quan tâm và trọng nhân tài , không cưu mang vì lợi ích cá nhân ( ông không bao giờ nhận phong bao của Ngọc Đức).
Bộ phim "Món quà Xuân " ra đời như thế , đã khởi đầu cho sự nghiệp biên kịch của Nguyễn Ngọc Đức , để sau đó ra đời những bộ phim dài tập khác Như : Của nổi của chìm , Khi đàn chim trở về , Gió đại ngàn ...

Những lời nhớ thương Mô của bác Chốt

Mấy lâu bận mần nhà
Mạng méo thì trục trặc
Vô lúc được lúc mất
Thông cảm cho Chốt nha!
Thất Tuần Mô đi xa
(Cả sau này,mãi mãi)
Trong lòng người ở lại
Mô-vẫn như ngày nào.
——————————-
Cầu chúc Mô nơi ấy luôn thanh thản và an lành!

49 ngày em đi !


Sáng qua mưa to , tâm trạng buồn và căng thẳng vô cùng !
Từ khi em lìa khỏi cõi trần chị như mơ như thực , khi thì thấy như em vẫn còn đó trong ngôi nhà của em , tình cảm của chị hướng về đó vẫn thấy ấm áp , lúc thì thảng thốt bởi sự thật hiện hữu : mất em rồi …và 49 ngày sắp tới nhắc chị một sự thật cay đắng EM KHÔNG CÒN NỮA!
Trời mưa to…mưa như trút tất cả nỗi ấm ức oan sai chứa đựng ngập tràn trong vũ trụ ! cả bầu trời xám bạc nặng nề u uất ! Tại sao ! sao lại bất công như thế ! sao nỡ bắt em  ra đi khi khát vọng sống vẫn tràn trề , sự nghiệp đang rộng mở…?!
Vợ em bảo”mưa to thế này 4 giờ sáng mai chị đừng ra mộ anh Đức nữa

Những tấm ảnh cuối cùng của Nguyễn Ngọc Đức – Cu Mô do thanhvdgt1 chụp .


Em gửi chị ba tấm ảnh duy nhất em chụp hôm 04/05/2012 lúc 18h30′. Là ngày em và chị Giáng Hiền vào thăm anh Đức đang điều trị trong bệnh viện Tỉnh. Hôm đó anh rất tỉnh táo và vui vẻ cho đến khi bọn em ra về.
****
***
Em chúc chị sức khỏe!
________________________
Đây là những tấm ảnh quý giá vô cùng , thay mặt gia đình cảm ơn bạn Thành rất nhiều .

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Mạng ảo Tình thật – Cú Đỉn (Berlin)

09.07.2012 22:30
(NguoiViet.de) Người Việt Nam ta dù ra đi từ vùng miền nào, đã sống dưới chế độ nào và đang ở đâu, đều dễ thống nhất với nhau ở một điểm: cùng đoàn kết chống chính sách bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc. Nhân kỷ niệm một năm ngày diễn ra cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Berlin (9/7/2011), NguoiViet.de xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của tác giả Cú Đỉn về những kỷ niệm trong ngày đi biểu tình, về tình cảm thật của những người bạn “ảo” có cùng tình yêu biển đảo, quê hương với những bất ngờ thú vị và cảm động…
Xem hình
Trang chủ và bài cuối cùng của Blog “Mô Tê Răng Rứa”. Ảnh chụp màn hình do NguoiViet.de thực hiện ngày 9/7/2012
MẠNG ẢO TÌNH THẬT
(Kính viếng hương hồn Bloger Mô Tê Răng Rứa)
Vào một ngày đầu Tháng Bảy này, tôi nhận được điện thoại của Tổng biên tập Báo NguoiViet.de, tờ báo mạng lớn nhất của cộng đồng người Việt ở Đức: „Có phải Cú Đỉn đấy không? Tôi là Cường, Báo NguoiViet.de đây, có rỗi thì ra quán cà phê chỗ này… nhanh lên“.
Đang bận, nhưng tôi vứt hết mọi thứ, khăn gói phóng xe đi luôn (gớm chả mấy khi được chúa biết mặt, vua biết tên).
Ra đến nơi đã thấy Lương Đình Cường toe toét cười, đi cùng một phụ nữ tuổi cũng phảng phất cái sương, cái khói rồi. Anh nói nhanh: „Đây là Bùi Nguyệt, một cây bút nữ tích cực của báo. Bây giờ bọn mình đến gặp Chu Văn Keng ngay, nhờ anh dẫn đường“.
Tôi à một tiếng, đi luôn. Lát sau bọn tôi đã gặp vợ chồng Chu Văn Keng trong cái nơi mà họ làm ăn. Đó là một cái cửa hàng nhỏ ở một siêu thị lớn của Berlin. Thật không ngờ, chỉ với một diện tích nho nhỏ thế này họ đã tạo dựng được một không gian khá đẹp mắt, trang nhã bởi đủ loại màu sắc của đủ loại hoa lá. À ra vậy, họ là hành nghề bán hoa, đơn giản thế thôi. Tôi dạo quanh một lượt, thầm nghĩ, quái chả nhẽ với cái không gian bé nhỏ này mà Chu Văn Keng lại có thể cho ra đời một loạt bài thơ lúc thì yêu thương da diết dành cho vợ, lúc thì mạnh mẽ gay gắt đến chao đảo, phá cả niêm luật để tố cáo bè lũ quan tham như những con quạ đang rỉa rói đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta này.
Quây quần xung quanh cái bàn nhỏ, chúng tôi nâng cốc chúc vợ chồng Chu Văn Keng sắp về nghỉ hè ở Việt Nam nhiều may mắn. Thế rồi TBT báo nói luôn, không kịp nắn nót: „Sắp kỉ niệm một năm cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Berlin rồi đó, hay đồng chí (anh dùng cái từ „đồng chí“ này cho vui) Cú Đỉn làm một bài để mọi người khỏi quên. Ở Việt Nam ta tháng này mùa biểu tình lại bắt đầu rồi. Nghe nói dân mình sẽ biểu tình hoan nghênh Quốc hội vừa ra Luật Biển và phản đối Trung Quốc mời thầu trái phép trong thềm lục địa Việt Nam“. Anh còn lưu ý: „Cú Đỉn cố viết sao cho hiệu ứng lan tỏa bay xa đến tận người trong nước“.
Được lời như cởi tấm lòng, không khách sáo, tôi nhận lời luôn, mặc dù mình không quen mấy chuyện viết về chính chị, chính em này, cho dù yêu nước thì có đấy, nhiệt huyết thì đầy ắp… Tôi lim dim suy nghĩ… bố cục… một… hai… bỗng cái câu „đến tận người trong nước“ của TBT làm tôi chợt tỉnh…???
%name
Bình thường tôi hay vào Blog của một người lấy tên là Mô Tê Răng Rứa để đong đưa, trao đổi về tình hình trong và ngoài nước. Blog được trình bày khá đẹp, tranh ảnh, màu sắc rất hấp dẫn. Thí dụ anh ta đưa cái clip Tổng thống Bush nhìn một cô gái đang tắm dưới hồ. Cô ta ném những viên sỏi về phía tổng thống với lời chú thích: „Này thì phở ngó…“. Còn ông Bush cứ mỗi lần cô ta ném là ông nghiêng đầu tránh, rất sinh động. Anh là Nguyễn Ngọc Đức, phóng viên báo Nghệ An. Ngoài ra anh còn cộng tác với rất nhiều báo, đài truyền hình từ trung ương tới địa phương, viết truyện, làm thơ, viết kịch bản phim („Không còn gì để nói“ đoạt giải vàng trong liên hoan phim 2002 và „Gió đại ngàn“, cả hai phim đã được phát trên VTV).
Đong đưa, nói chuyện lâu ngày rồi thành thân, tôi có thêm rất nhiều người bạn „ảo“ khác mà sau này về Việt Nam tôi mới rõ chính danh của họ. Rất nhiều người trong họ đều là những „nhà“ này, „nhà“ nọ cả. Hóa ra các vị ấy, ngày thì comple cổ cồn đến công sở, tối về nhà là lao vào máy hi hí ha há… rất vui. Vẫn là cái chính sách ấy, ban ngày nó được đồng thuận 100%, nhưng đến tối họ viết: „Ít nhất là trừ tớ ra“… he he he…
Kể cũng lạ, là nhà báo chính thống, có số có má hẳn hoi mà anh viết rất nhiều, rất nhanh trên Blog với một ngôn ngữ rất quyết liệt, phân tích sắc sảo mà không báo lề phải nào dám viết, về mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam, không bỏ qua bất kì một „góc, mảng“ nào. Từ những chuyện „nhỏ như con muỗi“, như ở Tây Nguyên các em nhỏ một trường tiểu học phải đu dây qua suối đến trường trong mưa, trong gió mà có một vị quan lớn còn nghênh ngang tuyên bố, đó là sáng kiến hết sực độc đáo và sáng tạo của dân. Ngay lập tức anh đưa lên cho đồng bào „xỉ vả“. Chuyện to tát quốc gia đại sự thì nhiều lắm, nào chuyện Tiên Lãng, sau này là Văn Giang, anh đưa tin cấp tập, nặng trĩu cả Blog cứ như là nếu không đưa ngay, cái tin ấy sẽ… bay mất (mà đúng có nhiều tin sáng có báo đưa lên, chiều vội vàng gỡ bỏ). Rồi chuyện quan to đầu tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô dính vô vụ mua trinh học sinh của hiệu trưởng Sầm Đức Xương. Các cháu chưa đến tuổi thành niên thì vô tù, còn chủ tịch Tô thì chỉ về vườn vì sinh hoạt thiếu lành mạnh… chứ Tòa án kết luận „Không đủ chứng cứ cấu thành tội phạm“. Rồi nhiều vụ việc quan lớn hư thân mất nết, ăn chơi xa xỉ, đục khoét công quỹ… anh cũng có ngay, như một viên đạn bắn thẳng, không né tránh trên Blog của mình. Mỗi ngày một tí, mối quan hệ giữa chủ Blog và các còm sĩ (viết comment) cứ tăng dần tỉ lệ thuận với thời gian.
Tháng này năm ngoái, trong nước, ngoài nước sục sôi chuyện Trung Quốc xâm lấn, tranh cướp Hoàng Sa, Trường Sa. Anh đưa tin có thể nói là theo giờ trên Blog, kèm theo cả ảnh, nhiều không kể xiết. Rồi người Việt ở Đức cũng hẹn nhau xuống đường theo lời kêu gọi của Báo NguoiViet.de. Tôi đùa anh bằng cái comment:
- Này Mô (anh hay xưng như thế), sắp tới người Việt Nam ở Đức biểu tình chống Trung Quốc đây, Mô có muốn tham gia không?
- Có chứ, thế thì còn gì bằng – Anh trả lời quấy quá.
- Được rồi, Mô sẽ có mặt – Tôi trả lời bạn.
Hôm biểu tình ở Berlin, tôi rủ thêm vài người bạn và làm một cái băng rôn đề „Mô Tê Răng Rứa“ nhưng nghĩ lại „sợ” sẽ gây phiền hà cho anh, tin tặc sẽ đến chăm sóc Blog của anh, nên cắt bỏ 3 chữ Tê Răng Rứa, còn lại chữ Mô. Ra quảng trường, trong sắc màu đỏ rừng rực, trong ánh nắng hè chứa chan…, trong điệu nhạc, tiếng hát „Dậy mà đi“ hùng tráng, chúng tôi giơ tấm bảng có chữ „MÔ“ trước ngực. Rất nhiều bạn bè hỏi: Mô là gì? Tôi quấy quá: Là… như thế nào? Là… chúng ta nên thế nào bây giờ…
Tham gia biểu tình tại Berlin ngày 9/7/2011, từ trái sang: Chu Văn Keng, Lê Quang, Cú Đỉn cùng “MÔ” và Quốc Sĩ.
Cuộc biểu tình hôm đó thành công quá mức, hơn một nghìn người con đất Việt đổ về Berlin. Và cái độc nhất vô nhị mà có lẽ chưa nơi nào làm được là, cho dù người Việt đến từ hai phía, những người ra đi từ phía Việt Nam Cộng hòa và những người đi theo diện chính sách nhà nước XHCN Việt Nam. Cho dù đến lúc này chúng tôi vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, nhưng chúng tôi đã biết tạm nắm tay nhau hát vang, hét vang khẩu hiệu chống Trung Quốc tham lam chiếm đoạt biển, đảo của Việt Nam. Cuộc biểu tình diễn ra tốt hơn mong đợi, không hề xảy ra một việc đáng tiếc nào giữa hai bên Quốc Cộng. Chỉ có một loại cờ duy nhất đại diện cho tổ quốc Việt Nam: Cờ đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh bay trong rực rỡ nắng hè.
Bạn tôi, Lê Quang, người mà bạn đọc NguoiViet.de ít nhiều quen biết qua mục Cảm nhận với những bài thơ lục bát đả phá châm biếm về thói tham nhũng, sa đọa của quan chức, gửi ngay ảnh cuộc biểu tình ở Đức về Việt Nam. Tôi nhận được hồi âm: „Thật vô cùng xúc động khi nhận được ảnh cuộc biểu tình của anh Cú Đỉn và bạn bè với cái bảng to có chữ Mô. Thế là em cũng được vinh dự tham gia biểu tình tại Đức cùng các anh rồi. Tưởng anh đùa tí cho vui không ai ngờ anh làm thật. Cám ơn anh nhiều lắm… Em sẽ ghi nhớ suốt đời“ (Ai ngờ chữ suốt đời ấy báo trước một điều, tôi sẽ kể tiếp sau đây).
Những hình ảnh cuộc biểu tình của người Việt Nam tại Đức được hiện lên sừng sững trên Blog Mô Tê Răng Rứa của anh (đứng thứ 3 trong 10 Blogs được nhiều người xem nhất của Việt Nam ). Bạn bè, còm sĩ nhao nhao cả lên. Họ bàn tán và âm thầm hành động. Đúng một tuần sau cuộc biểu tình tại Đức, một cuộc biểu tình trước Sứ quán Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội. Như thường lệ, Mô Tê Răng Rứa lại có bài tường thuật. Lần này vừa vào xem tôi tá hỏa tam tinh… (không phải sợ mà là vô cùng ngạc nhiên), thấy một còm sĩ nào đó giơ một bức chân dung vẽ hình… thằng tôi, đề dòng chữ „Giai Cú“ (tên mọi người hay gọi tôi) trên một cái nền đầy người đi biểu tình…ha ha ha ha. Hôm đó bạn bè nhao nhao: Giai Cú sướng nhé… tha hồ… cứ gọi là lổi như cồn (nổi).
„Giai Cú“ (tên mọi người trên mạng hay gọi Cú Đỉn) tham gia biểu tình tại Hà Nội
Những ngày ấy anh Đức vẫn ở trong Thành phố Vinh. Việc vẽ và mang tấm hình “Giai Cú” đi biểu tình là do các còm sĩ ở Hà Nội bàn nhau làm. Cho đến nay tôi vẫn chưa biết ai (có Nickname là “vui đùa”) đã vẽ cái hình “Giai Cú” ở bức ảnh trên khá giống cái thằng… tôi:
Cú Đỉn đi biểu tình ở Berlin ngày 9/7/2011. Ảnh:
Cú Đỉn đi biểu tình ở Berlin ngày 9/7/2011. Ảnh: “Một bạn đọc” của NguoiViet.de
Thế rồi cho đến một ngày, mật độ anh đưa bài càng ngày càng dầy đặc, ngôn ngữ càng vội vã, hối hả cứ như sợ không kịp làm một điều gì nữa. Đùng một cái khoảng chục ngày không thấy anh lên bài, chúng tôi sốt ruột quá…, bán tín bán nghi.. hay là Mô Tê lại bị thế lực nào nhắc nhở chăm sóc, hay tin tặc „khóa“ được Blog rồi???
Hóa ra không phải vậy, con chim sắp chết thì kêu tiếng thảm thiết, con người sắp ra đi thì hối hả nói hết lời ngay. Anh viết, anh đọc, anh đưa bài cứ như sợ sẽ không còn dịp nào nữa. Đúng vậy, anh thông báo: anh ốm và phải vào viện K (ung thư) nên thời gian qua vắng bóng, không lên bài, phụ lòng mong mỏi của bạn bè, nay lại tiếp tục nhưng sức rất yếu chỉ trả lời chung mọi người. Tất cả chúng tôi đều lo lắng cho anh. Tôi đọc được một cái comment này, của chị có tên là Nguyễn Thị Tư (Hải phòng): „Mô ơi, chị cũng như em đây. Viện đã trả về chờ ngày về với tổ tiên đây. Số mệnh chị đã hết, còn em phải cố lên, đừng ngã lòng, em còn trẻ, em phải sống“. Chúng tôi đọc, ai cũng trào nước mắt vì một sự chia sẻ của những người bạn chưa một lần gặp nhau, bắt tay nhau, nhìn nhau bằng xương, bằng thịt… Rõ ràng là mạng thì ảo nhưng tình thì thật.
Bạn bè còm sĩ khắp mọi miền đất nước từ Bắc đến Nam hễ ai có dịp là ghé thăm anh. Tôi cũng vậy, về nước là đến anh ngay, nắm tay anh mà trong lòng quặn thắt. Tôi vờ tỉnh queo hỏi anh bằng giọng của những người đàn ông với nhau: „Thế nào, mọi sự chuẩn bị đến đâu rồi?“. Anh đáp: „Em chuẩn bị xong rồi, nhà cửa ổn, con cái cũng tạm, chỉ thương thằng út còn nhỏ. Cái kịch bản phim em cũng kịp đọc cho cháu lớn chép xong rồi, đã gửi đi… chả biết việc sử dụng thế nào?“.
Từ trái sang: Cu Mô (Nickname của anh Nguyễn Ngọc Đức), Đồ Trọc, Cú Đỉn và mụ Tê (Nickname của vợ anh Đức) trong lần Cú Đỉn đến thăm anh Đức đầu năm 2012.
Tạm biệt lần cuối (tôi chắc chắn anh không qua khỏi được hè này), tôi nắm tay anh mà rưng rưng nước mắt, không khóc được. Anh nhìn và chào tôi lần cuối. Hôm đó thành Vinh rét căm căm, mưa như rây bột. Tôi cúi đầu lầm lũi đi, vừa đi vừa nghĩ tới câu dân ca xứ Nghệ:
Ơ… ơ… ai biết nước sông Lam răng là trong là đục
Thì biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh
Thuyền em (anh) lên thác xuống ghềnh
Nước non là nghĩa, là tình… ai… ơi!
Ngày 13/4/2012 có 2 người bạn “ảo” là Zoe và Hth từ Hà Nội về thăm anh Đức. Từ phải sang: Cu Mô (anh Đức), Hth, Zoe và mụ Tê (vợ anh Đức) trong bữa cơm thân mật. Đây cũng là lần thứ ba Hth về thăm cu Mô, lần đầu về cùng anh Cú Đỉn, lần hai về cùng chị Zoe và Quân khu Hà Nội và lần này nữa… (Nguồn: Blog Mô Tê Răng Rứa).
Tính đến hôm nay, anh đã ra đi được hơn tháng. Thương bạn lắm nhưng không biết bày tỏ thế nào, cứ định viết đôi điều về anh mà không tài nào viết nổi. Tôi vẫn cập nhật tin tức về anh cho đến lúc anh mất. Đài truyền hình Việt Nam có cử một tổ vào Vinh gặp gia đình và anh trước lúc anh mất ít ngày. Một nghĩa cử cao đẹp: họ tạm ứng cho gia đình vài chục triệu tiền bản quyền kịch bản. Thôi thế là vẹn cả đôi đường.
Tôi bật máy để mọi người cùng vào Blog Mô Tê Răng Rứa, TBT Lương Đình Cường cũng không nén được xúc động, thở dài, khen có nhiều bài hay. Chỉ cần đọc qua những tiêu đề bài viết thôi cũng đủ kính phục cái ý chí một Con Người, cái tâm huyết của họ đối với đất nước này, không tin bạn hãy thử vào đây đọc một lần.
Berlin, 07.2012
Cú Đỉn

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Chuyện Ngọc Đức lên đường nhập ngũ .


Ngọc Đức học xong cấp 3 rồi thi vào trường văn thư lưu trữ năm 1979 , vì điều kiện chiến tranh đi sơ tán nhiều nơi nên Đức học muộn mất 2 năm , từ bé Đức đã thích tìm hiểu nghiên cứu nên mới thi vào trường này .
Trong thời gian chờ kết quả thi ,hằng ngày Đức mải miết ngồi đọc sách ( đọc cả trong khi ăn ).Đang là thời bao cấp , lương thực nhà nước bán cho dân có tháng chỉ toàn mì hạt , đang tuổi lớn nên Đức chén tì tì mỗi bữa 4-5 bát mì hạt với vừng , cứ thế vừa ăn vừa đọc .Tuy ăn uống khan khổ nhưng Đức cao to, ai cũng khen đẹp trai, trắng trẻo bảnh bao lại sớm có vẻ hào hoa phong nhã .

Ngọc Đức khi còn tại ngũ .
Hồi học cấp 1 và 2 Đức thường thích phiêu lưu mạo hiểm  (  tui sẽ kể lại trong những entry khác ), Những sở thích hồi trẻ con cộng với ham mê đọc và tìm hiểu qua sách báo hình thành tố chất để trở thành  nhà báo , nhà biên kịch Nguyễn ngọc Đức sau này.

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Ấn tượng về sự nghiệp biên kịch của Nguyễn Ngọc Đức (moterangrua)


Một cảnh trong phim Khi đàn chim trở về .
Ngày 25-2-2004, Đài Truyền hình VN, Tạp chí truyền hình đã tổ chức lễ trao giải thưởng cuộc thi Bình chọn chương trình truyền hình hay nhất với chủ đề “Phim truyền hình VN hay nhất (phát trên VTV từ 1-8-2003 đến 15-1-2004). Cuộc thi đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khán giả ở khắp các vùng, miền trong cả nước, gần 20.000 khán giả gửi phiếu bình chọn về Tạp chí Truyền hình, gấp 4 lần so với cuộc thi đầu tiên năm 2002 với chủ đề “Tin tức, phóng sự, chương trình chính luận hay nhất“.
Hai bộ phim Khi đàn chim trở về - 12 tập của đạo diễn Đỗ Chí Hướng, Nguyễn Danh Dũng, biên kịch Nguyễn Ngọc Đức (3374 phiếu bình chọn, chiếm 17%) và Phía sau một cái chết - 10 tập của đạo diễn Trọng Trinh, biên kịch Đặng Phạm Trần (3118 phiếu bình chọn, chiếm 15,7%) được trao thưởng phim truyền hình VN hay nhất.
Các phim  khác cũng được khán giả bình chọn là:Phía trước là bầu trời, Đất và Người, Những người sống quanh tôi…. Theo VNTTX – Nguồn : http://vietbao.vn/Van-hoa/Trao-thuong-cuoc-thi-binh-chon-phim-truyen-hinh-VN-hay-nhat/40021613/183/